Các mục trong bài
Khi nghĩ về Game Design bạn sẽ nghĩ gì đầu tiên?
- 1 công việc có thể vừa chơi vừa làm
- 1 công việc chỉ cần biết vẽ vời
- Hay 1 công việc chỉ cần có ý tưởng độc – lạ?
Wow, nếu thế thì Game Design coi bộ là ‘’một công việc nhàn hạ” thật đấy!
Nhưng sự thật ngành Game Design ‘’cầu kỳ’’ hơn chúng ta nghĩ.
Khái niệm về Game Design
Game Design là công việc thiết kế các yếu tố làm nên một trò chơi, trong đó quan trọng nhất là: mục tiêu, luật chơi và thử thách trong trò chơi (goals, rules & challenges).
Tuy nhiên tùy vào từng dự án cụ thể mà các vị trí này có thể phân hóa ra như sau:
- Narrative writer /Story writer/ Copywriter: viết cốt truyện, xây dựng bối cảnh trong game (giai đoạn lịch sử nào; địa điểm; các sự kiện diễn ra; cách các tình tiết được hé lộ cho người chơi; lời thoại; miêu tả .v.v.).
- World designer: xây dựng tạo hình thế giới trong game dựa trên bối cảnh; ví dụ như bối cảnh trung cổ; hiện đại; science fiction thì các vật thể trong game (nhà cửa; cây cối…) phải trông như thế nào; vị trí này cũng gần gần với Production Designer của mảng phim.
- Level designer: xây dựng layout của màn chơi; ví dụ như trong game Mario thì đặt chướng ngại vật ở đâu; chỗ nào là vực; chỗ nào là item.
- Character designer: xây dựng ngoại hình/tính cách nhân vật; bao gồm cả trang phục; vũ khí; quá khứ (của riêng nhân vật đó);…
- Balancer/Game Economy designer: thiết lập nền kinh tế trong game; bao gồm việc lưu thông dòng tiền và các loại resource của người chơi (máu, đạn dược); đồng thời cân bằng các thông số trong game như damage; defense; tiền nhận được; tiền chi trả (để nâng cấp item; mua đồ; v.v.).
- UX: các tính năng râu ria như settings; social network; login; save/load.
Mối quan hệ tương tác giữa Game Designer và các bộ phận khác trong công ty
Trong quá trình phát triển thì Game Designer sẽ làm việc với các team khác như Art để xây dựng tạo hình và chuyển động nhân vật; team Audio để đảm bảo hiệu ứng âm thanh và nhạc nền phù hợp với mục đích thiết kế ban đầu; team Engineer để bên lập trình làm đúng như đã thiết kế; sau đó có thể là với team Testing để họ hiểu được đâu là lỗi và đâu là tính năng. Nói chung đặc thù của Game Designer là sẽ phải làm việc với các bộ phận khác rất nhiều, chứ không chỉ như Art/Audio/Engineer là chỉ cần làm đúng phần của mình.
Ví dụ trong game Mario thì Game Designer sẽ thiết kế
- Narrative writer: Cốt truyện (Bowser bắt cóc công chúa Peach, Mario đi cứu)
- Character designer: (Mario lùn màu đỏ, Luigi cao màu xanh, Bowser nhìn như con rùa trông dữ dằn, mấy con bông hoa cạp cạp như Piranha, mấy con rùa có cánh, mấy con bọ .v.v.)
- World Designer: Tạo hình thế giới (hoạt hình, trên mặt đất thì tone tươi, dưới lòng đất tone tối, bên trong lâu đài có dung nham .v.v.)
- Level Designer: Vị trí các chướng ngại vật, item, đích đến, thời gian cho phép để hoàn thành màn
- Balancer: Sức mạnh của các item (thời gian hiệu lực của ngôi sao, vị trí các đồng xu để khi nào ăn đủ 100 thì được thêm 1 mạng)
- UX: thì ngày xưa không nhiều, qua các phiên bản Mario ngày nay thì chủ yếu thiết kế giao diện nhìn trực quan bắt mắt, các button rõ ràng, text dễ nhìn .v.v.
Vị trí trong đội ngũ sản xuất Game
Trong giai đoạn sản xuất, có ba vị trí quan trọng nhất:
- Game Developer: người lập trình, tối ưu hóa,… . Mang lại khung xương cho game.
- Game Artist: người thực hiện đồ họa, animation, hiệu ứng,… . Mang lại da thịt, bộ mặt cho game.
- Game Designer: người thiết kế quy tắc & hệ thống, định hình game,… . Người mang lại linh hồn cho game.
Thế nên, nếu người đạo diễn có vai trò thế nào với một bộ phim, người kiến trúc sư có tầm ảnh hưởng ra sao đối với một công trình. Thì người Game Designer cũng có vai trò quan trọng giống như vậy.
Tuy nhiên tùy vào quy mô của dự án mà các đầu việc trên có thể phân ra nhiều người, hoặc 1 người làm hết. Với các dự án mobile hoặc game quy mô nhỏ thì thường là từ 1-2 người thôi. Ví dụ như anh Nguyễn Hà Đông, một mình anh cân game Flappy Bird huyền thoại.
Cơ hội việc làm
Có thể làm trong các vị trí như trên (hoặc bạn có thể tham khảo mục Jobs bên gamesindustry.biz https://jobs.gamesindustry.biz/by-category/game-design ). Định hướng lâu dài có thể lên Lead Game Designer, sau đó lên Creative Director hoặc sang làm Product Owner.
Triển vọng tại Canada
Tại Canada, ngành Game ngày càng phát triển và thu hút lực lượng lao động tại các tỉnh bang Ontario, BC, Quebec…
- Mức lương trung bình của Game Programmer tại Toronto vào khoảng $73,000/năm (theo Jobbank). https://www.jobbank.gc.ca/wagereport/occupation/22538
- Mức thu nhập của người lao động trong ngành game tăng 20% trong 2 năm từ 2017 – 2019.
- Mức lương khởi điểm của ngành Game thường rơi vào khoảng $44,000/năm, trong khi mức lương cho vị trí đòi hỏi kinh nghiệm như senior/lead programmer có thể lên đến $120,000+/năm https://www.jobbank.gc.ca/mar…/summary-occupation/22538/ca
Chương trình học tại Cambrian College
Ngành GAME DESIGN đã bắt đầu nhận học sinh cho kỳ tháng 9 tại trường Cambrian College: https://cambriancollege.ca/programs/game-design/
- Thời gian: 2 năm (diploma)
- Yêu cầu:
- KHÔNG CẦN PORTFOLIO
- IELTS: 6.0 (no band 5.5)
- Tốt nghiệp THPT
- Học phí: 15,370$ CAD/ năm
Nguồn: Cambrian College
Bình trên Facebook