05 lo lắng khi con du học dưới 18 tuổi

5 điều phụ huynh lo lắng khi cho con đi du học dưới 18 tuổi: Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là, khi quyết định cho con chinh phục hành trình mới, các phụ huynh đã lường hết những khó khăn lo lắng mà cả cha/mẹ lẫn con cái phải đối mặt chưa? Sau đây là 05 điều lo lắng mà phụ huynh nên xem xét để có thể chuẩn bị 1 lộ trình hoàn hảo cho cha me lẫn con, cả về vật chất lẫn tinh thần.

Bên cạnh số lượng học sinh đi du học ngày càng tăng, độ tuổi du học nhỏ dần cũng là yếu tố đáng chú ý. Ngày càng nhiều phụ huynh có con trong độ tuổi cấp 2 – cấp 3 có khuynh hướng cho con đi du học sớm, thường là sau khi hết lớp 9 (theo Vietnamnet). Lý do và mặt tích cực của việc cho con đi du học sớm có thể dễ dàng liệt kê như: tiếp thu ngôn ngữ nhanh hơn; thích nghi văn hóa dễ dàng hơn; học được cách tự lập; cải thiện sự tự tin; tiếp cận những công nghệ kiến thức mới mà ở quê nhà khó tiếp cận; cơ hội nghề nghiệp đa dạng hơn; và giảm bớt những yêu cầu khắt khe khi đăng ký du học cũng như xin visa.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là, khi quyết định cho con chinh phục hành trình mới, các phụ huynh đã lường hết những khó khăn lo lắng mà cả cha/mẹ lẫn con cái phải đối mặt chưa? Sau đây là 5 điều phụ huynh lo lắng khi cho con đi du học dưới 18 tuổi mà phụ huynh nên xem xét để có thể chuẩn bị 1 lộ trình hoàn hảo cho cha me lẫn con, cả về vật chất lẫn tinh thần.

Con mình có an toàn khi đi học ở đó không?

Trước khi gửi con đến một nơi nào đó để học, ngoài việc kiểm tra chất lượng giảng dạy, đào tạo của trường thì chỉ số an toàn, tỷ lệ tội phạm hay sự chặt chẽ của bộ phận giám hộ tại trường và nơi trường tọa lạc cũng là một yếu tố đáng quan tâm. Phụ huynh có thể trao đổi với bộ phận tuyển sinh và hỗ trợ sinh viên của chính trường đó; tìm kiếm các thông tin về trường trên ứng dụng tìm kiếm google để chắc chắn mình không đưa con vào “nơi nguy hiểm”. Nếu chưa an tâm, phụ huynh có thể tập trung tìm kiếm các trường ở Canada, quốc gia nổi tiếng an toàn và thân thiện, tìm các trường ở trung tâm như UIS (Urban International School) để thuận lợi tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ công cộng.

Mình đã dạy con cách để bắt đầu cuộc sống ở nước ngoài chưa?

Nhiều phụ huynh quá yêu con và háo hức chuẩn bị về mặt kiến thức mà quên phần kỹ năng sống. Đi du học cũng là học cách tự lập, sẽ rất khó khăn để vượt qua sự trống trải và cô đơn trong thời gian đầu du học nếu cha mẹ quên trang bị kỹ năng cá nhân cơ bản cho con. Các kỹ năng rất đơn giản như biết tự quét dọn phòng, cọ rửa nhà vệ sinh, sử dụng máy giặt để giặt giũ, cách nấu các món ăn đơn giản, các nguyên tắc ăn uống ở nơi công cộng, biết tự chăm sóc khi bị ốm nhẹ, biết tính toán chi tiêu cơ bản hàng ngày  … sẽ trở thành cứu cánh và cần thiết đáng kinh ngạc trong thời gian đầu du học của con.

Mình đã chuẩn bị tinh thần chưa?

Đôi lúc vì quá chú tâm vào con mà cha mẹ quên hẳn phần mình. Ngoài vật chất, kiến thức thì tâm lý của chính phụ huynh cũng cực kỳ quan trọng. Sẽ ra sao nếu con vừa mới sang trường vẫn đang cố gắng vượt qua nỗi nhớ nhà mà mẹ đã khóc rấm rức trong điện thoại? Tâm lý cộng hưởng tiêu cực sẽ khiến con nhục chí, nỗi nhớ cơm mẹ nấu hay chiếc xe cha đưa đón mỗi ngày hiện lên trong tâm trí, con sẽ đối mặt với nguy cơ tuột cảm xúc không phanh. Lời khuyên lúc này là phụ huynh nên tìm các hội group trên mạng xã hội nơi có các phụ huynh cùng hoàn cảnh sẽ chia sẻ được nhiều lời khuyên bổ ích hay tìm lời khuyên từ các tổ chức tư vấn giáo dục chuyên nghiệp để có sự chia sẻ về tinh thần.

Mình có sẵn sàng để đối mặt với thời gian trống?

Thời gian con đi du học sẽ là ác mộng đối với nhiều phụ huynh, đặc biệt là những phụ huynh về hưu hoặc “chăm con” toàn thời gian. Lịch trình trong một ngày của cha mẹ thuộc diện này sẽ phần lớn chỉ xoay quanh con. Trong khi bố đưa đón con ngày 3-4 lần từ các lớp học thêm đến lớp chính khóa thì mẹ loay hoay hết đi chợ đến nấu cơm, dọn dẹp và cả hai người cùng dạy con học vào buổi tối. Sẽ là một khoảng thời gian trống rỗng nếu phụ huynh không chú ý chuẩn bị trước để thích nghi dần. Phụ huynh có thể học cách chăm sóc chính mình và dành thời gian cho mình nhiều hơn như học thêm một kiến thức nào đó mà mình yêu thích; làm quen với các ứng dụng công nghệ để nhìn thấy con nhiều hơn hay tham gia các mạng xã hội, tổ chức từ thiện giúp sức cho cộng đồng.

Mình có buông tay để con tự quyết định?

Suy cho cùng, việc du học là để con khám phá và phát huy hết các tiềm năng của bản thân, để con tăng sức cạnh tranh trên thị trường lao động, tự mình đứng vững trên đôi chân của mình và xây dựng một cuộc sống hạnh phúc. Nếu phụ huynh vẫn giữ thói quen và suy nghĩ áp đặt lên con, nhất nhất can dự vào mọi vấn đề trong cuộc sống cũng như muốn con phải nghe lời mình hoàn toàn như khi con còn ở nhà thì con sẽ như có cánh nhưng không biết cách bay. Hãy từ từ buông tay con, chỉ ở cạnh con và làm chỗ dựa về mặt tinh thần, cố gắng cho con tự quyết định các việc của bản thân, không nôn nóng xen vào và hãy cho con phạm sai lầm để khôn lớn.

Nói chung việc du học là vấn đề không chỉ ở bản thân người đi du học, mà cần có sự phối hợp của cả gia đình. Nếu phụ huynh đã xác định cho con đi du học từ sớm, thì song song với việc chuẩn bị kiến thức, tài chính, kỹ năng cho con, cả phụ huynh cũng phải chuẩn bị lộ trình về mặt tâm lý, kỹ năng cho bản thân. Nếu chưa biết bắt đầu từ đâu ngoài ý định “cho con du học”, phụ huynh có thể liên hệ các tổ chức tư vấn giáo dục, tư vấn du học để được hỗ trợ trực tiếp, nhanh chóng và miễn phí.

Bình trên Facebook

DMCA compliant image
error: Nội dung có bản quyền
Gọi ngay
Chat zalo
Gửi email