Event Manager – Quản lý Sự kiện học gì và làm gì?!

Hằng ngày, chúng ta thấy rất nhiều sự kiện được tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá các sản phẩm. Tùy theo công ty mà quy mô của sự kiện, số lượng khách mời, hình thức tổ chức, nội dung chương trình đều khác nhau. Nếu bạn học ngành “Event Management” – Quản lý Sự kiện thì bạn sẽ là người tổ chức sự kiện đó.

Quản lý Sự kiện là

Người chịu trách nhiệm lập kế hoạch, tổ chức và thực hiện tất cả các loại và quy mô của sự kiện, như các buổi hòa nhạc, lễ hội ẩm thực và quy ước.

Họ là người đứng ra tổ chức và đảm bảo các sự kiện được diễn ra tốt đẹp:

  • Ăn mừng (hội chợ, đám cưới, họp mặt, sinh nhật, kỉ niệm)
  • Giáo dục (Hội thảo, Hướng nghiệp, Tốt nghiệp, họp)
  • Quảng bá (Ra mắt sản phẩm, sự kiện thời trang, kêu gọi bầu cử)
  • Kỷ niệm (tưởng niệm, sự kiện dân sự)

Quản lý sự kiện làm

  • Gặp khách hàng để tìm hiểu và đánh giá nhu cầu của khách hàng
  • Xác định mục đích của sự kiện
  • Lên kế hoạch và quản lý tài chính. Đảm bảo toàn bộ sự kiện được tổ chức trong mức ngân sách cho phép.
  • Tìm địa điểm tổ chức sự kiện
  • Tìm kiếm và quản lý những nhà cung cấp như ánh sáng, âm thanh, hình ảnh, ăn uống, sự an toàn, nhân viên phục vụ trong sự kiện
  • Thiết kế và tạo kiểu
  • Chuẩn bị chiến dịch quảng bá sự kiện
  • Cân nhắc và quản lý các khủng hoảng, nguy cơ xấu có thể xảy ra trong sự kiện
  • Tìm hiểu các sự kiện của các công ty đối thủ trong cùng một lĩnh vực.
  • Đánh giá hậu sự kiện (đánh giá hài lòng của khách hàng, mức độ thành công của sự kiện – có tạo được tiếng vang không)

Người làm quản lý sự kiện cần

  • Cẩn thận, chu đáo (Kiểm tra trước và sau mỗi sự kiện)
  • Khả năng giao tiếp tốt (Thương lượng với nhà cung cấp)
  • Khả năng quản lý thời gian (Giám sát thời gian của từng phần trong chương trình)
  • Khả năng làm nhiều việc cùng một lúc (multi-task) (Quản lý nhiều công việc, nhiều người cùng một lúc)
  • Sức khỏe tốt (thường xuyên phải thức khuya, dậy sớm để hoàn thành sự kiện đúng yêu cầu của khách hàng)

Một số môn học của ngành

  • Quản lý Rủi ro Sự kiện (Event Risk Management)
  • Hành vi người tiêu dùng và quản lý thương hiệu (Consumer Behaviour and Brand Management)
  • Kỹ năng thương lượng (Negotiation Skill)
  • Quảng cáo sự kiện (Event Marketing)
  • Kinh tế truyền thông (Media Economics)
  • Sản xuất sự kiện và hậu cần
  • Văn hóa và Giải trí (Culture và Entertainment)
  • ………………………………………………….

Tác giả: Đỗ Khoa Nguyên Nhung – Chuyên viên tư vấn du học tại VNTalent

Bình trên Facebook

DMCA compliant image
error: Nội dung có bản quyền
Gọi ngay
Chat zalo
Gửi email