Thế nào là trường đại học hạng 1 (TIER 1/R1)

ĐẠI HỌC HẠNG 1

Thỉnh thoảng chúng ta xem thấy trường đại học nào đó được xếp hạng 1 (TIER 1/R1) tại Mỹ. Vậy trường TIER 1 là gì và được phân loại theo tiêu chí nào?

Thế nào là trường đại học hạng 1 (TIER 1/R1)?

Thật đáng tiếc không có một định nghĩa chính thức nào cho hạng mục trường loại 1, lướt qua một số thông tin trên internet, VNTalent nhận thấy có 2 bảng phân loại/tổng hợp thường được các trường cao đẳng/đại học và các tổ chức giáo dục sử dụng trong các bài giới thiệu của họ:

  • The Carnegie Classification of Institutions of Higher Education (Phân loại Carnegie về các tổ chức giáo dục đại học) bởi Carnegie Foundation for the Advancement of Teaching.
  • Top American Research Universities (Các trường đại học nghiên cứu hàng đầu)  bởi The Center for Measuring University Performance.

Cả 2 bảng phân loại đều có một số tiêu chí đánh giá tương đồng cho các trường nằm ở top đầu như số lượng các nghiên cứu, chi tiêu cho nghiên cứu, các tiến sỹ tốt nghiệp, cán bộ nghiên cứu … 

Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu với quý phụ huynh và các bạn học sinh về tiêu chí xếp loại và các trường nằm trong hạng mục R1 (trường nghiên cứu hạng 1) trong bảng phân loại của tổ chức Carnegie.

Tiêu chí trường cao đẳng/đại học hạng 1 (TIER 1/R1) theo tổ chức Carnegie

  • Các trường được đưa vào hạng mục này nếu:
    • họ cấp ít nhất 20 bằng tiến sĩ nghiên cứu/học bổng trong năm đánh giá, hoặc
    • trao ít nhất 30 bằng tiến ứng dụng cho ít nhất 2 chuyên ngành.
    • Các hạng mục này không tính
      • Các trường dân tộc (bản địa), và
      • Trường thuộc hạng mục đặc biệt (tập trung đào tạo 1 chuyên ngành).
  • Các trường đã trao:
    • ít nhất 20 bằng tiến sĩ nghiên cứu/học bổng trong năm được đánh giá, và
    • phân bổ ít nhất 5 triệu đô Mỹ trong tổng chi phí nghiên cứu của cùng năm tài chính.
    • Các chi tiêu nghiên cứu phải thuộc 1 trong 2 hạng mục đo lường hoạt động nghiên cứu bên dưới.

Phương pháp đánh giá xếp hạng trường hạng 1 (TIER 1/R1)

Chỉ số hoạt động nghiên cứu bao gồm:

  • Chi tiêu nghiên cứu & phát triển (R&D) trong khoa học và kỹ thuật; 
  • Chi tiêu R&D trong các lĩnh vực ngoài KH&CN; 
  • Cán bộ nghiên cứu khoa học và kỹ thuật (S&E) (những cán bộ nghiên cứu sau tiến sĩ và các cán bộ nghiên cứu không thuộc trường nhưng có học vị tiến sĩ); 
  • Trao bằng tiến sĩ trong các lĩnh vực nhân văn, khoa học xã hội, STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học), và
  • Trong các lĩnh vực khác (ví dụ: kinh doanh, giáo dục, chính sách công, công tác xã hội). 

Tính toán chỉ số

  • Một chỉ số đại diện cho mức độ tổng hợp của hoạt động nghiên cứu, và
  • Chỉ số còn lại thể hiện hoạt động nghiên cứu theo người

bằng cách sử dụng các đo lường trên chi tiêu và nhân sự chia cho số lượng giảng viên toàn thời gian ở cấp trợ lý, cộng sự và giáo sư.

Các giá trị trên mỗi chỉ mục sau đó được sử dụng để xác định vị trí của từng tổ chức trên biểu đồ hai chiều. 

Nhóm đánh giá đã tính khoảng cách của từng tổ chức với một điểm tham chiếu chung (giá trị cực tiểu của từng thang đo), sau đó sử dụng kết quả để chỉ định các tổ chức vào một trong hai nhóm dựa trên khoảng cách của chúng với điểm tham chiếu. 

Trước khi tiến hành phân tích, dữ liệu thô đã được chuyển đổi thành điểm xếp hạng để giảm ảnh hưởng của các giá trị ngoại lệ và cải thiện khả năng phân biệt ở cấp thấp hơn của các phân phối nơi có nhiều tổ chức tập trung lại. 

Nguồn dữ liệu

  • Số lượng bằng tiến sĩ được cấp theo lĩnh vực dựa trên dữ liệu của IPEDS trong năm. (Integrated Postsecondary Education Data System là hệ thống dữ liệu giáo dục sau trung học tích hợp. Là hệ thống khảo sát được thực hiện hàng năm bởi Trung tâm Thống kê GDQG (NCES) của BGD Mỹ)
  • Chi tiêu cho R&D được lấy từ khảo sát của NSF. National Science Foundation – Tổ chức khoa học quốc gia). Dữ liệu của cán bộ nghiên cứu cũng lấy từ khảo sát của NSF.

Nhìn chung, phân loại hạng trường theo TIER 1/2/3 chủ yếu dựa trên chỉ số nghiên cứu. Như năng lực nghiên cứu , chi tiêu cho nghiên cứu, số lượng cán bộ nghiên cứu. Phân loại này giúp cho sinh viên có cái nhìn khái quát khi lựa chọn trường học tập. Nếu không quá chú trọng theo hướng nghiên cứu thì có nhiều lựa chọn khác. Trường trẻ hơn, trường chuyên ngành (chỉ tập trung vào 1 phân ngành đạo tào) với hạng (ranking) thấp hơn vẫn có thể cân nhắc.

( Xem thêm về các xếp hạng và phương pháp đánh giá tại:  https://carnegieclassifications.acenet.edu/classification_descriptions/basic.php)

Bình trên Facebook

DMCA compliant image
error: Nội dung có bản quyền
Gọi ngay
Chat zalo
Gửi email