Xu hướng ngành nghề Digital Economy – Kinh tế số

Kinh tế là lĩnh vực luôn luôn được ưu tiên phát triển của mọi quốc gia trên thế giới. Ứng dụng số hóa, công nghệ vào nền kinh tế đang thực sự nổi lên trong giai đoạn này dẫn đến nhiều trường đại học trên thế giới đã và đang đào tạo về Digital Economy – Kinh tế kỹ thuật số hay gọi tắt là kinh tế số.

Thuật ngữ ‘Kinh tế số’ được nhắc đến lần đầu tiên vào những năm 1990. Sau đó, nó đã được nhắc tới trong cuốn sách của Don Tapscott năm 1995 với tựa đề “Nền kinh tế kỹ thuật số”. Tuy nhiên để định nghĩa về Kinh tế số thì đến nay vẫn chưa được chuẩn hóa.

Có thể tạm hiểu Digital Economy (Kinh tế số) tạm hiểu là các hoạt động kinh tế được phát sinh từ hàng tỷ kết nối trực tuyến mỗi ngày giữa cá nhân, doanh nghiệp, thiết bị, dữ liệu và quy trình. Hoặc theo nhóm công tác kinh tế số Oxford, kinh tế số là “một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số”, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua Internet.

Ưu điểm của kinh tế số

Thực tế để ý xung quanh ta sẽ thấy hầu hết mọi doanh nghiệp đều tham gia vào thế giới kỹ thuật số, một số công ty lớn như: Google, Apple, Microsoft, Amazon… nên không thể phủ nhận những ưu điểm của ngành này:

  • Thương mại điện tử tăng trưởng: Mọi hoạt động mua bán, phân phối, tiếp thị, sáng tạo, bán hàng được thực hiện chỉ với cú đúp nhấn chuột.
  • Thúc đẩy sử dụng Internet: Mọi công việc đều hoạt động trên mạng internet, với sự trợ giúp của internet. Do đó, có một sự gia tăng mạnh mẽ về đầu tư công nghệ.
  • Hàng hóa & amp; dịch vụ kỹ thuật số: Mọi loại hàng hóa đã được kỹ thuật số, bạn không cần phải đi chợ để mua đồ, mọi thứ bạn đều có thể mua bán trên internet.
  • Minh bạch: Nhờ thanh toán trực tuyến, con người ít sử dụng tiền mặt hơn, điều này gián tiếp làm giảm tiền bẩn và tham nhũng trên thị trường giúp nền kinh tế minh bạch hơn.
Một số hoạt động ứng dụng trong kinh tế số

Mọi người có thể hiểu hơn về khái niệm kinh tế số thông qua những hoạt động thực tế như sau:

  • Mua bán thông qua các ứng dụng thương mại điện tử.
  • Thanh toán từ xa bằng qua mạng.
  • Giải quyết/kiểm soát công việc từ xa qua mạng hoặc các ứng dụng điện tử.
  • Lưu trữ dữ liệu bằng các kho lưu trữ online…

Để xây dựng được nền kinh tế số đồng bộ vẫn đang là thử thách cho Việt Nam do cần nguồn nhân lực có trình độ cao, tài chính xây dựng hệ thống internet, phát triển nhận thức sử dụng ở những vùng nông thôn… Vì vậy, đây là ngành nghề rất cần nhân lực có trình độ chuyên môn trong tương lai.

Tác giả: Phương Quyên – Thực tập sinh tại VNTalent

Bình trên Facebook

DMCA compliant image
error: Nội dung có bản quyền
Gọi ngay
Chat zalo
Gửi email