Vì sao không cải cách chữ viết của tiếng Trung dễ hơn

Nhiều người cho rằng nếu tiếng Trung chuyển từ chữ viết tượng hình sang dạng chữ Latin (a,b,c) thì sẽ có nhiều người học tiếng Trung hơn và tiếng Trung sẽ phổ biến hơn. Vì sao Trung Quốc lại không thay đổi chữ viết rất khó nhớ của họ?

Thật ra, có một giai đoạn, chính người Trung còn muốn cải cách chữ viết của họ sang dạng chữ Latin để có thể phổ biến rộng rãi ngôn ngữ của họ hơn và đồng thời để việc học tiếng Trung dễ dàng hơn. Nhưng mong muốn này đã sớm thất bại bởi nhiều lý do. Trong bài viết này, Nhung sẽ nêu ra 2 lý do mà Trung Quốc sẽ không thể nào thay đổi chữ việc của họ được. Đồng nghĩa, nếu muốn học tiếng Trung, chúng ta phải chấp nhận học chữ tượng hình dù muốn hay không.

Hệ thống thư tịch quá đồ sộ

Lịch sử của Trung Quốc được cho là hơn 5,000 năm trước. Và là một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới và vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Vì vậy, hệ thống thư tịch của Trung Quốc là rất lâu đời và đồ sộ. Việc thay đổi chữ viết đồng nghĩa phải biên dịch, soạn lại tất cả các thư tịch. Điều này có thể nói là không xuể.

Vậy không dịch luôn, được không? Không. Trong trường hợp không dịch chỉnh lại thư tịch cổ và chuyển sang cách viết mới, thì con cháu đời sau không thể đọc được các thư tịch và từ đó dẫn đến việc mai một nền văn hóa lịch sử lâu đời của Trung Quốc.

Hiện tượng đồng âm dị nghĩa

Hiện tượng đồng âm dị nghĩa là một hiện tượng rất phổ biến trong tiếng Trung. Vì vậy, nếu chuyển từ chữ tượng hình (hiện nay) sang chữ viết dạng Latin (a,b,c) thì người đọc rất dễ hiểu lầm.

Ví dụ: Cùng viết và đọc là Bàochóu nhưng có thể hiểu là 报仇 (trả thù) hay 报酬 (tiền công). Cùng viết và đọc là Xiàngjiāo nhưng có thể hiểu là 香蕉 (quả chuối) hay 橡胶 (cao su). Cùng viết và đọc là dào nhưng có thể hiểu là 倒 (ngược) hay 到 (đến).

Tác giả: Đỗ Khoa Nguyên Nhung – Chuyên viên tư vấn du học tại VNTalent

Bình trên Facebook

DMCA compliant image
error: Nội dung có bản quyền
Gọi ngay
Chat zalo
Gửi email