Tốt và Xấu khi học Marketing ở nước ngoài

Tốt và Xấu khi học Marketing ở nước ngoài

Các mục trong bài

Tốt và Xấu khi học Marketing ở nước ngoài. Các ngành học về marketing có thể kiếm được mức lương trên mức trung bình hoặc rất cao. Mức lương trung bình hàng năm cho vị trí giám đốc Quảng cáo là $125,510. Còn giám đốc Marketing là $135,900/năm (Bộ Lao động Hoa Kỳ). Tốc độ tăng trưởng việc làm của ngành này dự kiến tăng 6%. Marketing cũng là vị trí thiết yếu trong các công ty.

Marketing được xem là một chuyên ngành tốt vì ngoài mức thu nhập khá ổn, ngành này còn cực kỳ linh hoạt vì có thể “nhảy” qua nhiều nghề nghiệp được trả lương cao khác, mức độ hài lòng với công việc cao; có cơ hội tiếp cận hoặc tạo ra những xu hướng mới mẻ, hiện đại trong mọi mặt đời sống. Vì thế, ngày càng nhiều học sinh lựa chọn marketing là chuyên ngành chính khi đi du học. Với mong muốn được tiếp cận chương trình học tốt nhất ở các nước tiên tiến. Tuy nhiên, có phải lúc nào đi du học nước ngoài cũng tốt? Nhất là đối với các chuyên ngành có liên quan đến yếu tố hành vi, văn hóa như marketing.

Tốt

Điều tốt khi học marketing ở nước ngoài chính là việc sinh viên có thể gặp gỡ được nhiều bạn bè mới. Họ đến từ khắp nơi trên thế giới và bước đầu xây dựng mạng lưới quan hệ xã hội ở khắp các châu lục. Có nhiều kết nối bạn bè ở năm châu sẽ mang đến những trải nghiệm thực tế về suy nghĩ, hành động, văn hóa đặc trưng của từng quốc gia. Đây sẽ là một điểm nhấn cho sự tinh tế trong giao tiếp và thuyết phục khách hàng nếu bạn hiểu rõ “insight” về văn hóa của khách hàng và trò chuyện những chủ đề mà họ yêu thích hoặc tiết lộ cho họ biết mình đã từng học tập, làm việc ở đất nước họ.

Bên cạnh đó thị trường lao động của ngành marketing cũng khá cạnh tranh, sinh viên mới ra trường sẽ khó có thể cạnh tranh về kinh nghiệm hay chuyên môn với người đã vào nghề. Khi đó, những trải nghiệm hay câu chuyện thực tế khi học tập ở nước ngoài sẽ là điểm nhấn để khoe với nhà tuyển dụng rằng bạn là một “kho tàng” chờ người “khai thác”.

Hay Xấu?

Mặc dù vậy, có ý kiến cho rằng du học không nên chọn marketing vì sẽ rất khó xin việc làm. Nhận định này xuất phát từ các công việc đặc trưng của marketing. Ví dụ như tìm hiểu thị trường, tìm hiểu khách hàng, lên kế hoạch marketing theo những suy nghĩ ẩn sâu bên trong của khách hàng. Và, bạn sẽ không thể hiểu rõ suy nghĩ, xu hướng hay hành vi của khách hàng địa phương bằng chính đồng nghiệp địa phương của bạn!!! Đây là một yếu tố nên cân nhắc nếu bạn quyết tâm phát triển sự nghiệp ở nước sở tại.

Điều đáng mừng là, khi bạn còn trẻ, thì việc thích nghi hay tìm hiểu cái mới sẽ không quá khó khăn; thời gian học tập sẽ đủ để bù đắp những yếu điểm nếu bạn thật sự quyết tâm theo đuổi mục tiêu.

Học ở đâu?

Bắc Mỹ như Mỹ, Canada; Úc, Anh, Hà Lan là những điểm đến lý tưởng cho ngành học marketing vì sự năng động của nền kinh tế, sự đa dạng văn hóa và các chính sách ưu tiên làm việc dành cho sinh viên quốc tế sau khi tốt nghiệp.

Canada:

University of Northern British Columbia,

Trent University,

Prince Edward Island University,

Mount Saint Vincent University,

Douglas College,

Saskatchewan Polytechnic,

Langara College

Mỹ:

Elmhurst University,

University of Massachusetts Boston,

University of California,

Pierce College

Anh:

University of Bedfordshire,

Middlesex University London,

University of Huddersfield,

Keele University

Úc:

Deakin University,

University of Technology Sydney,

Monash College,

Charles Darwin University,

University of Adelaide,

La Trobe University

Hà Lan:

Hanze University of Applied Sciences,

Saxion University of Applied Sciences,

NHL Stenden University of Applied Sciences.

Bình trên Facebook

DMCA compliant image
error: Nội dung có bản quyền
Gọi ngay
Chat zalo
Gửi email