Ngành dành cho người đam mê môn Sinh học – MOLECULAR BIOLOGY – Sinh học phân tử – học gì và làm gì?!

Nếu bạn đi học cấp 2-3 cảm thấy rất thích môn sinh học, rất hứng thú với di truyền DNA và gen thì đây chính là ngành học cho bạn; vì gen là đối tượng gần như là trung tâm của mọi nghiên cứu sinh học phân tử.

Dịch tiếng Việt: Molecular Biology là Sinh học phân tử

Khái niệm chung của ngành Sinh học phân tử

Nhiều người thường nghĩ sinh học phẩn tử chỉ tập trung nghiên cứu về gen. Tuy nhiên, ngành sinh học phân tử, để chỉ ngành sinh học nghiêu cứu các đối tượng ở mức phân tử. “Ví dụ như lúc còn học cấp 2-3, ta quan sát và thấy ếch để trứng, trứng nở thành nòng nọc, nòng nọc đứt đuôi thành ếch con… Như vậy là ta chỉ thấy những hành vi, hành động bên ngoài thông quan sát bằng mắt thường. Khác với Sinh học Phân Tử sẽ tập trung tìm hiểu cơ chế sâu hơn bên trong; gen nào; protein nào; enzyme nào… đã tham gia vào việc điều khiển đẻ trứng; điều khiển trứng phát triển; điều khiển nòng nọc phát triển…”. Đây là ví dụ của anh Trần Hoàng Dũng trên diễn đàn sinhhocvietnam.com.

Một số môn học của ngành Sinh học phân tử

  • Truyền tín hiệu và điều hòa chu kỳ tế bào
  • Tương tác giữa virus và vật chất
  • Vắc xin và hệ miễn dịch
  • Mô hình sinh vật gây bệnh
  • Di truyền
  • Chẩn đoán phân tử
  • ………………

Ưu điểm và khuyết điểm của ngành Sinh học phân tử

Không phải tiếp xúc trực tiếp với khách hàng thường xuyên mà chủ yếu làm việc trong phòng thí nghiệm.

Thông qua việc nghiên cứu gen, phân tử, di truyền. Bạn thậm chí có thể biết được bệnh ung thư của 1 cá nhân là do di truyền hay do môi trường sống. Bạn cũng có thể biết được người thân của bệnh nhân kia có tiềm năng bị ung thư hay không thông qua xét nghiệm và cảnh báo họ.

Ngành học này còn nghiên cứu về DNA, gen, phân tử nên nhờ vào nó trong tương lai ta có thể điều trị dứt hẳn bệnh ung thư. Thực tế, ngành này là một trong những nhân tố đã hình thành nên các phương pháp làm chậm quá trình phát triển của bệnh ung thư.

Hiển nhiên, công việc này sẽ cần phải có sự kiên nhẫn và tỉ mỉ. Bạn sẽ không thể nghiên cứu ra được thuốc nếu không chịu khó quan sát, chế tạo, thử nghiệm và thất bại.

Bạn luôn phải trong các bộ đồ bảo hộ. Cái này thì là cái vui vui giải trí cho bài đọc đầy học thuật này. Nhưng nếu bạn học và làm việc trong ngành này thì việc vào phòng thí nghiệm là hiển nhiên. Bên trong phòng thí nghiệm, bạn cần phải luôn trong các bộ đồ bảo hộ để đảm bảo bản thân khỏi vật thể đang được nghiên cứu (nếu có khả năng lây nhiễm, gây nguy hiểm). Vì điều này, thời trang công sở ở ngành này hầu như là đồng nhất.

Một số ngành sau khi tốt nghiệp

  • Kỹ thuật viên xét nghiệm tại các Bệnh viện, Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm chăm sóc sức khỏe…
  • Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm phân tích, kiểm nghiệm
  • Làm việc trong công ty Công nghệ sinh học, xét nghiệm ADN tư nhân.
  • Kinh doanh hoặc nhân viên kỹ thuật, chạy ứng dụng trang thiết bị và hóa chất phòng thí nghiệm
  • ………….

Tác giả: Đỗ Khoa Nguyên Nhung – Chuyên viên tư vấn du học tại VNTalent

Bình trên Facebook

DMCA compliant image
error: Nội dung có bản quyền
Gọi ngay
Chat zalo
Gửi email